1. Quy trình giặt ghế (ghế sofa, ghế văn phòng với các loại chất liệu khác nhau)
Thiết bị và hóa chất sử dụng trong quá trình giặt ghế:
- Máy hút bụi, máy giặt ghế, bình phun và máy hút nước.
- Quạt thổi công nghiệp hoặc máy sấy khô.
- Hóa chất giặt ghế chuyên dụng, và các hóa chất chuyên dùng dành riêng cho từng loại vết bẩn.
- Hóa chất làm sạch và đánh bóng da, tay vịn, chân ghế.
- Găng tay cao su, khăn lau và các trang thiết bị hổ trợ khác
Quy trình làm việc:
- Kiểm tra tính an toàn của trang thiết bị.
- Kiểm tra tình trạng vải bọc và các vết bẩn, thông báo cho khách hàng biết những tình trạng khác thường cần lưu ý.
- Hút kỹ bụi trên ghế.
- Kiểm tra tình trạng vết bẩn để pha và sử dụng hoá chất phù hợp cho từng loại vết bẩn.
- Phun đều dung dịch hóa chất lên bề mặt ghế với lượng vừa đủ. Dùng máy giặt ghế tiến hành giặt. Đối với những vết bẩn đặc biệt, cần kết hợp dùng bàn chải chuyên dụng để giặt.
- Hút sạch nước trên bề mặt ghế.
- Dùng máy thổi, máy sấy để hút khô.
- Đối với các vết bẩn khó giặt, phải tiến hành giặt 2-3 lần để đảm bảo chất lượng cam kết.
- Dùng khăn khô, chuyên dụng để lau lại bề mặt ghế (với ghế sofa).
- Tổng vệ sinh, lau lại vật dụng trang thiết bị sau khi kết thúc quá trình giặt.
Một số lưu ý:
- Nhân viên đeo găng tay, khẩu trang trước khi tiến hành giặt ghế.
- Dựa vào đặc điểm của từng chất liệu ghế và độ sạch, bẩn khác nhau để pha và dùng hóa chất với tỷ lệ hợp lý.
2. Quy trình giặt thảm
Một số lưu ý:
Khi giặt thảm, ta cần phân biệt từng loại thảm để áp dụng cách làm sạch phù hợp. Cụ thể như sau:
– Thảm len: Len dễ bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy và chất kiềm nên cần giặt thảm len bằng các dung dịch tẩy trung hòa (độ pH 5.0-8.0) và phải làm khô thật nhanh.
– Thảm Cotton: Thảm Cotton có thể cho phép dùng tất cả các phương pháp làm sạch, tuy nhiên quá trình làm khô hay sự ngâm nước diễn ra quá lâu sẽ gây ra sự co ngót.
– Thảm lụa: Cần áp dụng phương pháp giặt khô, tuy nhiên lụa có thể bị hư hỏng bởi nhiệt độ cao, độ pH (>9) hay phơi nắng và sẽ bị giảm độ bền khi bị ẩm…
– Thảm làm bằng sợi thực vật: Thảm làm từ sợi thực vật như cotton, đay, xơ dừa, sơ dứa… có đặc tính tương tự như cotton, có thể giặt bằng mọi biện pháp thông thương nhưng phổ biến nhất vẫn là hút khô hoặc làm sạch bằng chất giặt dạng bọt cộng với hút khô. Để hạn chế sự phai màu hoặc đổi màu, nên dùng chất làm sạch có độ PH dưới 7.5 và không nên làm khô quá nhanh.
Thảm làm bằng sợi tổng hợp(synthetic fibers): Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn phương pháp giặt. Tránh dùng xà phòng tắm hoặc xà phòng giặt, nước rửa chén hay bất kỳ các loại chất tẩy rửa trong gia đình vốn chỉ dùng để lau mặt sàn gỗ, nền lát gạch men…Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc vệ sinh thảm cần thường xuyên dùng máy hút bụi để làm sạch thảm truớc khi giặt. Hòa tan chất tẩy chuyên dùng trước khi giặt. Dung dịch hòa tan này thường cần 8-10 phút để đẩy các chất bẩn ra khỏi bề mặt thảm.